Con cóc là cậu ông Trời, hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.

Chuyện kể rằng, năm ấy, mặt đất hạn hán to. Muông thú thiếu thốn thức ăn, thiếu thốn nước uống. Cực chẳng đã, muông thú bầu cho con cóc làm trưởng ban tuyên giáo, kéo nhau lên thiên đình để xin Trời làm mưa cho nước uống.

Muông thú đi đến cổng trời. Trời sợ làm loạn. Trời sai các tướng như thiên lôi, tức thần sấm sét, ra đe doạ. Cóc chỉ đạo các con như ong rừng, cua ghẹ, kẹp, đốt cho bầy tướng tá thiên đình bỏ chạy. Ngọc Hoàng Thượng Đế phải đầu hàng, rồi phải sai Đông Hải Long Vương làm mưa xuống cho vùng đất đó. Kể tự đó, trong dân chúng Việt Nam có đôi câu thơ bất hủ:

“Con cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.”

Tại sao gọi con cóc là cậu ông Trời, chứ không phải là chú hay là bác của ông Trời?
Chuyện kể rằng, nước Việt xưa là văn minh mẫu hệ. Con đẻ ra chỉ biết mặt mẹ chứ không biết mặt bố. Thành ra, uy quyền trong xã hội nằm hết vào tay gia đình nhà mẹ. Trong nhà mẹ, anh trai hoặc em trai của mẹ, tức ông cậu, là thành phần oai phong nhất. Vì vậy, cứ cái gì oai phong trong xã hội, người Việt Nam lại nói: “Chào cậu!”. Một cô gái nghèo ra đường gặp anh chàng con nhà địa chủ thì sẽ “Em chào cậu ạ!” chứ không nói “Em chào chú” hay “Em chào bác”. Đây là sự kỳ diệu của văn minh Việt Nam. Bởi vậy, cho đến bây giờ, Việt Nam mới chỉ có một thạc sỹ tốt nghiệp ngành Cao học văn minh Việt Nam, đó là ông Vương Đằng, một người bạn của chúng tôi, phiên dịch viên của toà đại sứ Washington.

Trở lại chuyện văn hoá mẫu hệ. Bạn có bao giờ tự hỏi, bố của bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai nữ lưu anh hùng diệt giặc Hán là ai? Bạn không hề biết. Bởi, với lối quần hôn, thì con cái chỉ biết mẹ mà không biết cha. Quãng năm 40 sau Công nguyên, thời điểm hai bà lãnh đạo cuộc kháng chiến, người Việt còn không có họ. Vì vậy, mới gọi bà con cả là Trứng Chắc (Trưng Trắc), gọi bà con gái thứ là Trứng Nhì (Trưng Nhị). Người Việt là chủ của văn minh lúa nước. Vai trò của người mẹ rất được đề cao. Một số nhánh của Việt tộc như người Lào, cho đến tận thế kỷ XX, vẫn là văn minh mẫu hệ, con trai vẫn phải đi ở rể. Bên Tàu là văn minh thương mại, quyền hành nằm hết trong tay người bố.

Đến đây, chắc các bạn đã biết, sự khác nhau giữa Nho giáo (sản phẩm của văn hoá nông nghiệp) với Pháp gia (sản phẩm văn minh thương mại). Chúng rất giống nhau nên rất dễ lầm lộn.

“Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.
25 Nhưng đương khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi.
26 Ðến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra.
27 Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra?
28 Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng?
29 Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng.
30 Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trử lúa mì vào kho ta.”

Con cái của Chúa và con cái của rồng rắn rất giống nhau, vì cùng có hình người. Phải đợi đến cuộc phán xét chung cuộc, sau ngày tận thế, thì mới biết được ai là ai. Cũng vậy, Nho giáo và Pháp gia giống hệt nhau, trong nhiều năm người ta chửi Nho giáo trong khi đàn áp phụ nữ, gia trưởng, kỷ luật quân đội bạo tàn,…là sản phẩm của Pháp gia. Khi tác giả Lương Kim Định phát hành cuốn Cửa Khổng, giảng dạy cho lứa sinh viên khoa triết của nền đệ nhị Cộng Hoà, người ta mới vỡ oà ra, và tự hào, về nền văn hoá lúa nước của dân tộc.

Ngày nay, triết Việt đã thắng thế. Khắp nơi nơi, người ta đổ xô đi mua các tác phẩm của triết gia Lê Minh Tôn, học trò lứa kế tiếp của triết gia Lương Kim Định. Ngày hồi sinh châu về hợp phố chẳng còn xa. Con cóc lại tiếp tục đi kiện ông Trời.

Tác giả Tôn Phi là người đầu tiên phân tích con cóc là cậu ông Trời. Sách văn mẫu 50 000 không ai mua, cho không ai lấy. Sách bình giảng của ông Tôn Phi, 500 000, người ta vẫn tranh nhau mua, dù chỉ là bản nháp, về cho con cái học, bởi vì chất lượng cao. Mời bạn xem ảnh.

Để ủng hộ tác giả Tôn Phi, quý vị hãy đặt mua sách “Bình giảng các tác phẩm trong văn học nhà trường” của ông. Tác phẩm hiện đang “cháy hàng” tại New Zealand. Tác phẩm đang nằm ở danh mục Best Seller của Amazon.
Sài Gòn, ngày 10 tháng Mười năm 2021
Tôn Phi.
Mua sách trên Amazon:

https://www.amazon.com/dp/B09HFSXXQ9/
Mua sách trực tiếp từ tác giả Tôn Phi sẽ được giảm giá 50%.

Ảnh: Thằng em bên New Zealand mua sách “Bình giảng các tác phẩm trong văn học nhà trường.”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s