Tư duy sản xuất và tư duy chiếm đoạt (phần 6).

Cụ ông và cụ bà của Tôn Phi.


Ngày hôm qua, tôi nhận được tin nhắn chúc mừng từ thầy Hoài Vân. Thầy có dạy tôi một kỳ môn chữ Hán. Nay thầy già và yếu. Thầy rất giỏi, nhưng cũng như các tác giả văn chương khác ở Việt Nam, rất nghèo.

Trước khi viết bài này chửi nghề buôn đất (nói chung), tôi xin thừa nhận rằng, tôi đang nhận tài trợ từ một bạn buôn đất. Hoạt động sáng tác của văn sĩ, thời kỳ đầu, phải có nhà tài trợ. Nhờ sự tiếp sức của bạn bè, mỗi người một ít, tôi làm được nhiều. Viết được chương nào, tôi đưa cho Amazon đăng ký bản quyền chương đó, nhanh gọn lẹ.


Đây gọi là tư duy sản xuất. Còn gom tiền vào bất động sản thì đó gọi là tư duy chiếm đoạt. Cụ nội tôi chỉ dành 5-10% tài sản vào đất đai. Còn lại 95%, 90%, cụ dành vào sản xuất. Cụ tôi có tư duy sản xuất. Đây chính là hình mẫu nhà tư bản mà Việt Nam đang thiếu.


Không nghề gì tỉ suất lãi cao như nghề bất động sản. Năm nay mua 200 triệu, năm sau bán tỷ hai. Nhà nhà, người người nô nức đi làm cò đất. Các bạn ạ. Tư duy chiếm đoạt trong xã hội Việt Nam đã quá nặng nề rồi, và không có dấu hiệu giảm bớt.


Sau khi cụ nội tôi mất, con cháu trở lại nghèo. Bác họ tôi nói rằng, đó là do “pha gen”. Gen địa chủ thông minh, nhưng, do lai với con nhà bần cố nông, nên đầu óc bọn này sau trở thành như bần cố nông, không nghĩ gì ra mới được cả.

Tôi là chắt cụ Lệ. Trong đầu tôi luôn nghĩ, làm sao để có phát minh. Không bao giờ tôi nghĩ đến việc mua đất rồi mua đi bán lại. Việc đó cần gì phải học đại học mới làm được, mấy đứa con buôn cũng làm được rồi.

Và cuối cùng tôi đã có phát minh.

2 comments

  1. Cám ơn Phi, đã đọc bài của Phi rồi.
    Như thế mới là xã hội Phi ơi.
    Nhất Hùng tin, nhà văn nhà thơ giỏi phải có thiên phú và là cái nghiệp. Muốn được cái gì thì phải nghĩ nhiều, nghĩ rất nhiều về cái đó, thí dụ muốn có tiền nhiều, cái đầu phải luôn nghĩ cách làm ra nhiều tiền…Còn nhà văn nhà thơ lúc nào cũng nghĩ về “chữ, nghĩa” thì làm sao khá nổi. Nhưng chấp nhận và hài lòng với cái nghiệp của mình.
    “Đã mang lấy nghiệp vào thân…Mình không trách cứ trời gần trời xa – ND”
    Chúc Phi bình an vui vẻ.
    Nhất Hùng

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s