
Viết bởi Tôn Phi/ ngành văn học.
Chiến tranh Nga-Ukraine (2022), không giống Chiến tranh Trung-Việt năm 1979, càng không giống chiến tranh Trung-Việt thời hậu nhà Trần (thế kỷ XV). Song, từ nguồn thư tịch cổ, như đại tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, chúng ta có thể có hướng đi cho tương lai.
Tác phẩm này, nói cho đúng, là tác phẩm của Lê Lợi, hơn là tác phẩm của Nguyễn Trãi. Lê Lợi là người khởi xướng, Nguyễn Trãi chấp bút. Nguyễn Trãi khó mà có được hào khí đế vương của Lê Lợi trong bài.
Chúng tôi để ngỏ bài phân tích này, và mong chờ mọi ý kiến đóng góp của quý vị độc giả, hầu làm đẹp cho nền học thuật nước nhà. Các góp ý đúng đắn sẽ được trả nhuận bút cách công bằng, theo vật giá chung hiện nay.
Bài thơ ra đời khoảng năm 1428. Đáng lẽ ghi Bình Minh đại cáo, thay vào đó ghi Bình Ngô đại cáo, để nói về mức độ tàn bạo của giặc Minh. Ngày trước, giặc Ngô đô hộ người Việt tàn bạo nhất, cho nên, đương thời, để nói về sự tàn bạo của giặc Tàu, người ta gọi triều đại phong kiến nào của Tàu cũng là giặc Ngô, từ đó có tên Bình Ngô đại cáo.
Bài cáo không phải để tranh công, mà là để cho, cả thiên hạ đều biết và đề phòng thói vô đạo:
“Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.”
“Ban chiếu duy tân khắp chốn.“
Bản dịch của Trần Trọng Kim (thủ tướng, giáo sư sử học) được coi là bản dịch hay và chuẩn nhất.
Trong bài thơ, tác giả tuyên bố nước Việt là một nền văn hiến (sau này sẽ được sắc phong là nước văn hiến chi bang):
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Trong nhiều tài liệu, ghi Lê Lợi là anh hùng áo vải, hàm ý xuất thân con nhà nghèo. Thực tế, Lê Lợi là tù trưởng người Mường, vô cùng uy tín tại địa phương. Không một con nhà phàm phu tục tử nào có thể lãnh đạo cuộc kháng chiến khó khăn như vậy.
Giặc Minh , khi sang đánh nước Đại Việt, đã cho tiêu hủy, đốt cháy biết bao nhiêu thư tịch cổ của nước Đại Việt. Đến nỗi, người trong giới nghiên cứu Hán Nôm nói rằng, chỉ phục chế lại được khoảng 10%. Lương của cử nhân Hán-Nôm hiện nay tương đối thấp, khoảng cao gấp 5 lần hiện nay họ mới đủ sống và thỏa sức làm việc.
Trong Bình Ngô đại cáo, có tư tưởng sau cơn mưa trời lại sáng, như sau:
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Hay là:
“Bốn phương biển cả thanh bình”
Bài thơ có nói về nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa, là bộ chỉ huy Lam Sơn. Di tích còn có ở Lam Sơn, Thanh Hóa ngày nay:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Bạn hãy tập viết chữ Hán: 平 吳 大 誥 (văn hiến chi bang). Học chữ Hán cần có thầy, khó có thể tự học như chữ Anh, chữ Pháp, vì nó là chữ tượng hình tượng ý, không phải chữ La-tinh và không thể ghép vần như chữ La Tinh, thậm chí không học không thể biết cách viết chữ, vì đường bút chữ Hán khác hẳn các thứ chữ còn lại trên quả địa cầu.
Sự cai trị của giặc Minh không chỉ là xâm lược, nước này chiếm nước kia, mà còn là sự thủ tiêu văn hóa, thủ tiêu lòng hào hiệp:
“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.”
Đến thiên nhiên cũng không được tha:
“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”
Cuộc kháng chiến đó, chỉ có thể giao cho Lê Lợi thì mới thành công. Bản thân ông không hề kiêu ngạo khi nhận mình là người được trao cho ngôi vị vua nước Việt Nam, mở đầu triều Lê:
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Thời thế thay đổi:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.”
Khi thắng lớn, thì không cần đánh nữa:
“Chẳng đánh mà người chịu khuất”
Khi huy động được sức dân, thì, kẻ thù đi đường xa, hoàn toàn không thể đảm đương nổi thế trận của vua Lê Lợi đã sắp đặt:
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nguyễn Trãi có chút nhầm, khi viết:
“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.”
Chép đúng phải là:
Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô,
Sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã.
Sai sót nhỏ này có thể bỏ qua, vì nó không làm hại đến đại nghĩa của cả bài cáo. Thay tên nhân vật không làm thay đổi cốt truyện và ý nghĩa của truyện.
Vì sao Lê Lợi lên tiếng, ra tay? Vì nếu ông không ra tay thì sẽ chẳng có ai ra tay:
“Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.”
Trong Nam Quốc Sơn Hà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt, tác giả có nói, bờ cõi nước Tàu-nước Việt đã chia, bên này không thể cướp được bên kia. Trong Bình Ngô Đại Cáo cũng vậy, tác giả Nguyễn Trãi tái khẳng định, việc người Tàu lập mưu cướp nước Việt là điều không thể:
“Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.”
Giặc Tàu dùng chiêu “triệt hạ nhân cách” đối với người Việt. Trận thắng của Lê Lợi rửa sạch được vết nhơ cho bản thân, gia đình, dòng họ và đất nước:
“Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu”
Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Trong bài thơ, Nguyễn Trãi và Lê Lợi có nhắc đến Triệu, Đinh, Lý, Trần. Theo quan điểm ngày trước, nhà Triệu là một triều đại chính thống trong các triều đại của Việt Nam. Có sách in là “Đinh, Lê, Lý, Trần”, bỏ nhà Triệu đi, như vậy không tôn trọng nguyên tác. Để nghiên cứu văn học, nên trang bị kiến thức căn bản về chữ Hán và chữ Nôm.

Tổng quan, bài thơ Bình Ngô Đại Cáo là Lê Lợi đọc, Nguyễn Trãi viết. Hào khí của “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” thật là hào hùng, xứng đáng là áng văn kinh điển của văn học Việt Nam.
Bài viết được đưa vào sách Giáo trình văn học cổ điển Việt Nam II của nhà văn Tôn Phi. Nằm trong nỗ lực cho phép người dân tham gia sản xuất văn hóa, cùng các cử nhân, khoa học gia văn chương, giới văn nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Chúng tôi làm việc, ước mơ cho mỗi trường đại học, bước vào sảnh, là có một cây đàn piano, ai thích chơi thì chơi.
Viết tại Sài Gòn, ngày 02 tháng Ba năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc và góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Số dự phòng: 090 8599066 (gặp ông Tôn Thân, trụ sở chính của tập đoàn xuất bản Charlie tại Hà Tĩnh). Đ / 1 trang A4, và cao hơn. Chúng tôi đã tạo ra được một môi trường, một hệ sinh thái (tạm đặt tên là Charlie) để mọi người ai nấy đều có thể bán sản phẩm sáng tạo của mình. Bản quyền thuộc về tập đoàn xuất bản Charlie.
Đặt mua sách Giáo trình văn học cổ điển Việt Nam II của tác giả Tôn Phi.
Giá sách in: 550 000 VNĐ. Giá sách PDF: 250 000 VNĐ.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-Ngân hàng ACB. Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Trân trọng cám ơn quý vị.
Cám ơn Quí bạn
ThíchThích