Ý nghĩa của câu tiên báo những cuộc bách hại trong câu 17-25 chương 10 Mát-thi-ơ.

Có thể là hình ảnh về 5 người

(Viết theo yêu cầu của mẫu hậu Xinh Xoan).

Bài này không kết luận vấn đề, chỉ dạy bạn cách suy nghĩ, so sánh và tổng hợp.

Trong kinh thánh Tân ước, sách đầu tiên là sách Ma-thi-ơ, trong đó có chương 10 nói về việc, những người đi theo chúa Giê-su sẽ bị bức hại về thể lý, tinh thần, vướng vòng tù tội, vân vân chi khoản.

Trích nguyên văn từ câu 17 đến câu 25:

“Hãy coi chừng người ta; vì họ sẽ nộp các ngươi trước tòa án, đánh đòn các ngươi trong nhà hội;

18 lại vì cớ ta mà các ngươi sẽ bị giải đến trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ và các dân ngoại.

19 Song khi họ sẽ đem nộp các ngươi, thì chớ lo về cách nói làm sao, hoặc nói lời gì; vì những lời đáng nói sẽ chỉ cho các ngươi chính trong giờ đó.

20 Ấy chẳng phải tự các ngươi nói đâu, song là Thánh-Linh của Cha các ngươi sẽ từ trong lòng các ngươi nói ra.

21 Anh sẽ nộp em cho bị giết, cha sẽ nộp con cho bị giết, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho người phải chết đi.

22 Các ngươi lại sẽ bị thiên hạ ghen ghét vì danh ta; song ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được rỗi.

23 Khi nào người ta bắt bớ các ngươi trong thành nầy, thì hãy trốn qua thành kia; vì ta nói thật, các ngươi đi chưa khắp các thành dân Y-sơ-ra-ên thì Con người đã đến rồi.

24 Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ.

25 Môn đồ được như thầy, tôi tớ được như chủ, thì cũng đủ rồi. Nếu người ta đã gọi chủ nhà là Bê-ên-xê-bun, phương chi là người nhà!”

Vì sao những người trong nhà hội lại đánh đập họ? Ngữ cảnh câu văn cho thấy số nhiều sẽ đánh đập số ít. Số nhiều đang cầm quyền (nhà hội), còn số ít đang bị triệt hạ nhân cách (bị gọi là đồng đảng của quỷ vương Bê-ên-xê-bun).

Ngữ cảnh ở câu 23 còn nói rằng con cái Chúa phải chạy trốn từ thành này qua thành kia. Ngữ cảnh ấy đã xảy ra vào thời đại các sứ đồ đầu tiên. Họ truyền đạo từ Do Thái sang Tây Âu ( La Mã). Khi đi đến đâu, họ cũng bị quân đội La Mã săn lùng. Quân đội khác với công an. Công an còn có thể du di, còn quân đội thì mệnh lệnh thẳng tắp. Vô số thánh đồ của hội thánh sơ khai đã bị quân đội La Mã giết. Nhà cầm quyền La Mã lúc đó, trên danh nghĩa thì là vua Nê-rô, bạo chúa nhà thơ. Về mặt linh thiêng, cầm quyền tại La Mã lúc đó là đạo thờ thần mặt trời (đạo Mithra).

Thời gian trong Kinh Thánh là thời gian tuần hoàn. Điều đã có là điều sẽ có. Điều đã xảy ra là điều sẽ xảy ra. Cuốn Kinh Thánh có cấu trúc nhị trùng.

Ở Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Trãi, làm đến chức nhập nội hành khiển (tương đương chức trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ). Nguyễn Trãi có câu:

“Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời.”

Ở đây, Nguyễn Trãi cũng nói về một thời đại bại nhân nghĩa. Tức là, đúng-sai không còn rõ ràng và phe ác-khi tiêu diệt phe lành, thì phe ác cũng có chính nghĩa của họ.

Ở đây, khó nhất vẫn là lời nói. Đối đáp thế nào lúc bị bách hại về pháp lý (bị điệu ra quan tổng đốc, tức là thẩm phán ngày nay). Đó vẫn chưa là gì, bởi, thời nay, nước nào cũng văn minh, nước nào cũng có nhiều tôn giáo, thì không đến nỗi bị bỏ tù vì theo một đạo nào.

Khó nhất là đối đáp thế nào lúc bị bức hại về tinh thần. Một gia đình sẽ chia rẽ, như trong Ma-thi-ơ chương 10 câu 21. Gia đình ta lâu nay theo đạo này, tự dưng người mẹ hoặc người bố theo một đạo khác, thì tất cả những người theo đạo cũ-truyền thống, sẽ nói ra nói vào người theo đạo mới-đạo Chúa. Đến nỗi, nếu người theo đạo mới không vững mạnh, thì sẽ hóa điên. Chúa không dạy đấu tranh cho thắng bọn họ, tức là, ngài không dạy chấp trì chân lý. Chúa dạy rằng tránh voi chẳng xấu mặt nào, lúc bị bách hại trong thành phố này, rất đơn giản, ta xách ba-lô sang thành phố kia.

Đúng-sai chỉ cách nhau trong gang tấc. Bởi vậy, hãy thật tỉnh táo. Dùng hết hiểu biết của bạn, đối chiếu với Kinh Thánh, để tìm ra đáp số đúng, cho mỗi hướng đi.

Tổng quan, Ma-thi-ơ chương 10 nói về thời cuối cùng. Thời này là thời văn minh, vậy tại sao lại có cảnh con bắt cha, vợ bắt chồng, …giải lên quan phủ, bôi xấu nhau trên truyền thông, thậm chí ra tòa…kinh khiếp đến vậy? Vậy, chắc chắn đã có một nghịch lý xảy ra. (đạo của Giê-su là đạo của nghịch lý). Nghịch lý này, tạo ra một cú va chạm văn hóa mạnh đến nỗi: “Thầy đến không phải để mang hòa bình mà để mang gươm giáo.”

Tức là, vào thời cuối cùng, hẳn phải xảy ra một nghịch lý rất lớn, đến nỗi lòng người phân tán. Nhưng cũng có những người trụ được, tiêu hóa được nghịch lý và tìm đến được với chân lý.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, tối ngày 07 tháng Ba năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc và góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com

4 comments

  1. bạn Tôn Phi ơi
    đúng vào tuần Putin đánh Ucraina thì tôi nằm Viện và xác minh u ác, rôi BV lại cho về nghỉ 2 ngày thì lại dính covid, BV khg nhận nữa nằm nhà điều trị nên xin bạn thông cảm tôi khg phải tình trạng tinh thần tốt nhất, nhưng cũng xin viết ít dòng
    Bạn ôn lại Kinh Thánh thời điểm này quá hay.
    Phải chấp nhận có những giai đoạn đen tối này của nhân loại, và sẽ vượt qua, có nhiều nhà văn, triết gia, chính trị gia…viết trên mạng rồi
    Anh em họ đánh nhau đấy, nhiều nét tương đồng Ch Tr VNTQ hay Mỹ I rac hay Mỹ Afga., dù mọi so sánh đều khập khiễng
    Rồi sẽ qua khỏi dù 2 tuần, hay 2 tháng, hay một năm
    Bài học rút ra là cố tranh Ch Tr nhưng nhiều khi khg thể và chỉ làm sao ít tổn thương nhất và nhanh nhất vượt qua
    Cá nhân tôi theo thuyết thế giới phẳng, hòa đồng… thì có lẽ khg bao giờ đạt tới, cố đến gần là may lắm rồi
    mãi mãi nước lớn nước nhỏ, mạnh yếu, giàu nghèo khác nhau, phải chấp nhận, may quá có UN là tổ chức tốt, nhưng never hoàn hảo.
    Thế nhà, xin kết thúc. cám ơn bạn có bài viết hay nhân dịp đại hay tiếu loạn này
    thân mến
    tâm

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s