Bánh trôi nước trong văn hóa Việt Nam.

Bánh trôi. Ảnh tư liệu.

Vào ngày 3 tháng 3 lịch Âm dương ( lưu ý lịch Âm dương chứ không phải Âm lịch) hằng năm, hay còn gọi là Tết Hàn Thực, một số gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay.

Tết này không phải bắt nguồn từ Hoa tộc mà chính là bắt nguồn từ văn hóa Việt tộc. nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này chứa đựng một nền minh triết với con số 3, một nền minh triết lưỡng nhất tính.

寒 食 , Hàn là lạnh, Thực” là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này vốn được cho là bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, khoảng vào đời Xuân Thu (770 – 221 trước Công Nguyên). Ngày hôm nay, các tác giả triết Việt Nho đặt lại toàn bộ vấn đề. Dân văn chương, triết lý xưa này nghèo là do nạp vào đầu quá dễ dàng văn hóa hậu trường.

Truyền thuyết “dổm”: Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn, phải bỏ quốc gia sống cảnh lưu vong. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức, bày mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén tự cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu dâng lên vua ăn. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong, hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng vô cùng cảm kích. Giới Tử Thôi lẳng lặng về quê nhà, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc. Vua Tấn Văn Công sau này nhớ ra, bèn sai người quay lại tìm Tử Thôi. Là người không màng danh vọng, Giới Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công bèn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi xuất hiện. Không ngờ rằng, Tử Thôi lại có tư tưởng kiên định đến vậy, cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng. Nhà vua thương xót, hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tưởng nhớ.

Truyền thuyết này, có thể thật, hoặc có thể giả, đã được sử dụng để dẫn dắt con người vào cúng bái. Thực chất chỉ là cúng bái ma quỷ. Không có ông vua nào cấm dân đốt lửa 3 ngày cả. Nguồn gốc bắt nguồn từ bánh trôi phải từ nền văn minh lúa nước lâu đời, mà ắt hẳn phải của dân tộc Việt (mà Việt Nam là đại diện cuối cùng).

Giới Tử Thôi vẫn là người đáng kính, điều đó không có nghĩa là bạn thắp nhang thờ lạy Giới Tử Thôi như người Hoa khắc tượng thờ Quan Công ở Đồng Nai. Giới Tử Thôi “ngu trung” đến chết, hoặc Khuất Nguyên, đều không bằng anh nông dân chăn trâu chăn trâu bên bờ sông.

Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả lao động. Ở trên, chúng tôi khẳng định lịch ta là lịch Âm dương chứ không phải là lịch Âm. Để làm lịch ta, phải căn cứ vào đường đi của mặt trời (dương) và mặt trăng (âm), thế thì phải gọi là lịch âm dương chứ sao gọi là lịch âm được? Đến đây, các bạn biết tại sao có một số cử nhân văn chương gần đây rất giàu. Nền kinh tế tri thức, người làm việc có khoa học sẽ rất giàu.

Bài viết đã được đưa vào sách Văn hóa Cổ Việt của hai tác giả Tôn Phi và Nguyễn Việt Nho. Ngoài tác giả Nguyễn Việt Nho, hiện chưa có tác giả nào, kể cả nước Tàu, giải thích đúng ý nghĩa của các kỳ lễ trong dân gian.

Tôi là tác giả bị “ghét” nhất Việt Nam. Song cũng là tác giả được yêu thích nhất Việt Nam hiện nay. Chúng tôi dạy cho học sinh, sinh viên, giảng viên cách suy nghĩ, tức là giảng dạy về phương pháp luận trong ngành của mình. Chưa có ai làm điều đó, trừ thầy Nguyễn Văn Dân có một chút cố gắng đã đi một mình mò mẫm bao năm nay ở Hà Nội. Qúy vị học ngành văn chương có thể tạm mua các sách của thầy Nguyễn Văn Dân.

Các ảnh trong bài là ảnh tư liệu. Khi ảnh không phải của ta, và ta cũng không biết ảnh ở đâu, thì ghi là ảnh tư liệu. Tiếng Anh: Photo archives.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Tôi để lại liên lạc để cùng bạn đọc truy tìm đến tận cùng chân lý cho mỗi vấn đề.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s