
Viết bởi Tôn Phi.
Hãng Nokia từng là niềm tự hào của người Phần Lan. Ở làng tôi, có một chú đi xuất khẩu lao động sang Malaysia, lúc trở về mang theo con Nokia đen trắng, cả làng xúm lại xem.
Nokia là hãng điện thoại đầu tiên của thế giới. Người ta hay gọi Nokia là chiếc cục gạch, nghĩa là rất đơn giản, rất bền.
Năm 2013, người Phần Lan bán Nokia cho Microsoft, Mỹ. Giá hồi đó chỉ 7 tỷ USD (bằng một góc của Vingroup hay Massan bên Việt Nam).
Phần Lan bán Nokia cũng giống như nước Nga bán bang Alaska cho Mỹ, bây giờ muốn mua lại cũng không thể được.
Vấn đề không chỉ là bán mấy nhà máy. Vấn đề còn là bán thương hiệu. Phải mất 1 thế kỷ mới có thể gây dựng lại được một thương hiệu như Nokia. Các hãng ra đời sau như Bhone, Vinsmart của Việt Nam đều phải đóng cửa vì không thể có được một thương hiệu lâu đời như Nokia. Vừa không có danh xưng lâu đời, vừa không có bí quyết độc quyền công nghệ, bọn nhà giàu mới nổi chạy đua điện thoại, máy tính, chỉ có thua. Muốn đua công nghệ, phải có tích lũy tư bản, và một bầu văn hóa truyền thống tốt.
Đất nước Phần Lan, bao nhiêu nhà toán học, bao nhiêu nhà vật lý, bao nhiêu kỹ sư máy tính, tự dưng đi bán hãng Nokia. Bây giờ, thanh niên Phần Lan vẫn chưa hết phẫn nộ khi thế hệ cha ông của mình trao tài sản quốc gia cho người khác. Bọn nhà văn, nhà thơ của Phần Lan rất dốt nát, để nó bán bảo vật đất nước dễ dàng như bán 1 ly trà đá.
Sau khi mua Nokia về, hãng Microsoft thử làm mấy thí nghiệm nhưng thất bại. Nokia Lumia không thể cạnh tranh với Samsung, Iphone. Đó là chưa kể các đại gia Trung Quốc như Huawei, hay đại gia Đài Loan như Xiaomi, mà bạn tôi đang dùng. Microsoft chính thức khai tử mảng điện thoại.
Năm 2013, nếu có tiền, tôi sẽ mua lại Nokia. (Tiếc là năm đó tôi chưa có tiền). Cũng may là hồi đó Huawei không mua lại Nokia, nếu không bây giờ trên tay tôi và bạn đã là chiếc điện thoại lai.
Trong cuộc chạy đua công nghệ, ăn thua nhau chỉ mi-li-giây. Giá như ngày đó nước Phần Lan có các tập đoàn tư bản lớn, thì đã không bán niềm tự hào quốc gia cho đế quốc Mỹ. Một bài học quá đau đớn của đất nước Phần Lan, sẽ dùng cho chúng ta sau này.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 10 tháng 05 năm 2022.
Bài viết đã được đưa vào sách Đạo đức kinh doanh nửa sau thế kỷ XXI của tác giả Tôn Phi và Trần Nhật Vy.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
tks
ThíchThích
Rất đúng
ThíchThích