
Nếu có được bản vẽ, người Việt hiện nay có thể sản xuất ra được các thiết bị công nghệ Tây Âu không?
Thưa, không.
Các thiết bị công nghệ Tây Âu là các thiết bị cơ khí có độ chính xác rất cao. Lúc nung chảy thanh kim loại, độ chính xác ăn thua từng dấu phẩy, từng phần ngàn độ C. Vì vậy một nước Âu-Mỹ sẵn sàng xuất tiền ra để làm những cỗ máy luyện kim có giá cả tỷ USD, mới mong có được một thiết bị cơ khí chính xác.
Để sản xuất ra được một thiết bị cơ khí, cần có bản vẽ, bộ phận luyện kim (thực thi các chi tiết trong bản vẽ), bộ phận lắp ráp. Việt Nam hiện nay không có bộ phận luyện kim như Âu-Mỹ nên rất khó chạy đua công nghệ cao. Trung Quốc đã làm được cơ khí công nghệ cao, nhưng trong những chi tiết máy hạng trung, còn những chi tiết máy hạng cao, Trung Quốc vẫn phải nhập từ Tây Đức. Điều đó cho thấy sự bất lực của người phương Đông trong chạy đua cơ khí với người phương Tây.
Triết giới suy nghĩ thấu đáo và đi đến kết luận rằng, Việt Nam chỉ nên làm trang trại nông nghiệp xanh. Nếu làm nông nghiệp xanh, đây sẽ là một lợi thế quá lớn của Việt Nam mà Âu Mỹ hay Trung Đông không thể chạy đua nổi.
Về các món lương thực, Việt Nam rất phong phú. Cần thuê kỹ sư Hà Lan hoặc Do Thái sang để soạn giải pháp cứu đồng bằng sông Cửu Long khỏi ngập lụt dưới biển. Kể từ khi bỏ ruộng lúa để làm khu công nghiệp, con em miền Tây lên sống lay lắt tại Sài Gòn, trong các khu nhà trọ xộm xoẹp. Đồng ý rằng bán miếng ruộng đi thì có lời ngay, bằng 50-60 năm làm nông. Song, ăn hết cũng rất nhanh. Khi bán đất đi rồi, muốn mua lại cũng rất khó.
Thực hiện một quy hoạch còn cần đến các nhà xã hội học, các nhà văn, các hương thân phụ lão địa phương. Không ai am hiểu một vùng đất bằng người địa phương sống lâu năm ở địa phương đó, hiểu rõ lợi thế, truyền thống của cha ông nhiều năm canh tác. Bán thiên nhiên để lấy khu đô thị, cuối cùng mất cả khu đô thị (do ngập lụt), mất cả thiên nhiên. Người Nhật Bản còn giữ các khu đất rộng mênh mông, không cho bán đất, lường trước được hậu quả của việc mất thiên nhiên.
Bên Do Thái, đất ruộng không được phép bán. Cho dù ông có nhiều tiền cũng không được chuyển đổi từ đất ruộng (đất trồng cây nho, cây ô-liu) thành đất ở. Chỉ được phép xây nhà trên các bãi đá, bãi khô. Đất ruộng ở Do Thái quý hơn vàng. Mới ngày nào, nương dâu ấy còn là bãi hoang mạc. Phong trào phục quốc quãng năm 1940-1948 tái lập được quốc gia Do Thái. Người Do Thái, từ khắp nơi trên thế giới, bỏ vinh hoa phú quý để về sa mạc Trung Đông. Bằng nền thống nhất tinh thần là Đức Chúa Trời, họ đã biến những bãi hoang mạc thành những đồng ruộng xanh tốt. Do Thái dẫn đầu thế giới về nông nghiệp xanh, dù họ chỉ bắt đầu từ con số 0.
Triển vọng của trang trại nông nghiệp xanh tại Việt Nam là quá rõ ràng.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 23 tháng 05 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Nhà sáng lập kiêm chủ nhân tập đoàn Charlie Sài Gòn, tác giả sách Triển vọng của trang trại nông nghiệp xanh tại Việt Nam.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một cường quốc nông nghiệp hay một nước nông nghiệp tiên tiến với nền tảng công nghệ cao và phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá (10 di sản văn hoá thế giới)… Hiện tại nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN của Việt Nam đang là nền kinh tế phụ thuộc Trung Quốc, một nền công nghiệp nham nhở, bãi rác công nghệ Đông Nam Á…
ThíchThích