Vì sao giá sách giáo khoa năm sau lại cao hơn năm trước?

Sếp Phi và em Mai, nhân viên của nhà xuất bản Sống Mới.

Hiện nay, có những nhà tư nhân làm sách rất hay, như nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn.

Chúng tôi là nhà xuất bản đầu tiên ở Việt Nam chủ trương làm sách giáo khoa, sách giáo trình khổ A4. Trong ảnh, ông chủ nhà xuất bản Sống Mới và nhân viên đang thưởng lãm cuốn sách khổ A4, chuẩn ISBN.

Nếu đấu thầu sách giáo khoa sòng phẳng, thì e rằng, các tác giả đương cầm quyền hiện nay có nguy cơ thua trước các tác giả trẻ, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng như Văn Khoa Sài Gòn, hay các tác giả từ nước ngoài trở về.

Giáo khoa cần có tính bền vững và ổn định. Muốn vậy, phải y cứ vào kinh điển dân tộc. Tức là, ý thứ hệ quản trị đất nước phải phát sinh từ lòng dân tộc. Quy luật cho thấy, những nền giáo dục y cứ trên kinh điển dân tộc, như nền giáo dục của Nhật Bản, thì sách giáo khoa không cần phải thay.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu, tuy là nhà khoa học tự nhiên, nhưng có câu nhận định rất trúng: “Môn lịch sử chỉ nêu sự kiện, không nên bình luận.” Sách giáo khoa lịch sử bình luận nhiều quá, nên không đạt tiêu chuẩn của phương Tây.

Tôi khẳng định với quý vị, lỗi không phải tại bộ trưởng giáo dục Nguyễn Kim Sơn. Ông ta không thể thay đổi giá sách được. Vật giá như cỗ xe nặng ký đang lao vun vút xuống dốc. Mọi ngành đều phải thổi giá thiết bị, vật tư. Ông Nguyễn Kim Sơn ra cản, không thể cản được.

Một nạn nữa là nạn văn hóa hậu trường. Văn hóa Việt Nam đã bị hủy diệt. Còn một nhánh rất nhỏ còn thoi thóp. Một khi văn hóa bị hủy diệt, kinh tế cũng bị hủy diệt theo sau. Sự hủy diệt về kinh tế là dễ thấy, sự hủy diệt văn hóa phải có mắt triết gia.

Điện tăng, xăng tăng,…tất cả đều tăng, không phanh lại được. Bây giờ phải có những bộ óc kinh tế rất lớn, cỡ như Trịnh Vĩnh Bình, Nguyễn Xuân Nghĩa may ra mới quản trị được nền kinh tế.

Trong một thiết chế như Việt Nam, tấm bằng đại học, cao đẳng là tấm vé vào đời bắt buộc, thế thì, hoặc muốn hoặc không, người ta vẫn phải mua sách của nhà xuất bản Giáo Dục. Vậy nên, nhà xuất bản Giáo Dục, khi đã nắm được thế độc quyền, cần phải có lộ trình để giảm giá sách cho học sinh, sinh viên, để ai cũng có sách in học, khỏi mua sách phô-tô. Với văn hóa học và dạy hiện nay, bản quyền bị rò rỉ, và không ai dám sáng tạo, phát minh.

Cũng theo các tư tưởng vĩ đại như Ngô Bảo Châu, Trịnh Xuân Thuận, đề ra không nên theo lối một mất một còn. Đề thi nên gợi mở những chương trình làm việc, những dự án dài hơi (30-40 năm) cho sinh viên, học sinh cùng suy nghĩ và sáng tạo. Bây giờ, học xong, cầm bằng, là quăng luôn cuốn sách. Không nhất thiết phải đúng, nhưng nhất thiết phải có hoạt lực.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 02 tháng 06 năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Trợ lý: doanh@dslextreme.com

2 comments

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s