
Ông Phạm Đức Bảo đặt ra vấn đề công chức lương thấp.
Nếu học giỏi, thì lương không thể thấp được. Hơn nữa, người làm trong nhà nước, một nhà nước tự do, hạnh phúc, thì lương không thể thấp được. Không có gì cản trở.
Tăng lương còn chết nữa sẽ bão giá ngay.
Vấn đề không nằm ở…..nghiêm và minh của luật pháp. Chẳng hạn, nước Nepal rất ít điều luật, mà họ vẫn nghiêm minh. Lý do nằm ở họ có văn hóa tốt.
Muốn phát triển, Việt Nam cần nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước. Muốn nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước, phải tổ chức lại nền giáo dục.
Lương thấp là do không học hành đến nơi đến chốn. Nếu bạn học 4 năm, đừng tưởng mình có trình độ đại học, học trung cấp saxophone mất 7 năm. Đào tạo ngành gì cũng nhét được (vì không ai biết), đào tạo ngành âm nhạc thì không thể gian dối được.
Người nông dân một tháng lương chưa chắc đã được hai triệu đồng mà họ sống tử tế, không nghĩ truyện trộm cắp đâu. Ở nông thôn không phát sinh ra nhiều chi phí như ở thành phố, nơi mà mỗi mỗi bó rau, con gà cũng có giá cao ngất ngưởng.
Muốn lương cao cũng không phải cứ giảm biên chế là xong. Tỉ lệ nhà nước Hà Nội hiện nay, 9 người dân nuôi 1 ông (bà) công chức. Tức là, tỉ lệ 10%, cũng không phải là cao. Vậy thất thoát từ đâu ra, chúng ta cần làm rõ.
Lương thấp nhưng ai cũng giàu “nứt vách đổ tường”, thực chất là bán tài nguyên.
nạn chạy chức,chạy quyền,chạy vào biên chế ? Vì Việt Nam không phải là nền kinh tế tri thức.
Lương thấp nhưng nhà to là xây lén, vỡ quy hoạch. Muốn lương cao, không cần phải giảm 50% biên chế….Chỉ cần người Việt thay đổi tư duy.
Quan chức lương thấp còn kiếm đâu đó được. Còn công nhân lương thấp thì không ai giúp họ được, trừ một số rất nhỏ, như nhà toán học Geoge Boon của Anh, vừa làm công nhân, vừa sáng tạo ra logique toán.
Bộ máy công chức ở Việt Nam cứ để nguyên, họ không phải là dốt. Người Việt Nam cần bước ra từ tư duy “chín bỏ làm mười” để bước sang tư duy khoa học. Khi ấy, hoa trái của nền kinh tế tri thức sẽ đến với các bạn.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 03 tháng 06 năm 2022
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Chuẩn là Việt Nam không phải nền kinh tế tri thức. Bất cứ một bằng giáo dục nào được đào tạo ở bất cứ trường học nào của Quốc gia Việt Nam, học xong bạn vẫn phải tiếp tục học một tấm bằng trường đời, tấm bằng trường đời kiếm được tiền nhanh hay chậm do khả năng của chính bạn. Thế nên học sinh bây giờ chuyển hướng số đông học xong THCS là đi làm, biết là kiếm được đồng tiền rất cực, nhưng các bạn không tiếp tục chấp nhận bị cai ngục trong trường học gia đình trị ngu hiến pháp mù pháp luật, tước đoạt quyền trẻ em hợp Hiến.
ThíchThích