
Trong văn hóa viễn Đông, hoàng đế cao hơn vua một bậc.
Mỗi nước chư hầu thuộc thiên triều Trung Hoa chỉ được độc lập tương đối. Họ vẫn có ngôi vua. Ngôi vua này, nằm dưới ngôi hoàng đế của thiên triều Trung Hoa và hàng năm phải sang thiên triều Trung Hoa để bái kiến.
Chuyện kể rằng, sau khi đánh được vua Lê, chúa Trịnh, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn không biết làm gì giữa đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Có thể nói, đoàn quân Tây Sơn văn hóa quá thấp, không sống được giữa đất kinh kỳ văn hóa quá cao.
Giữa lúc đó, Quang Trung đòi lên ngôi vua. Việc Quang Trung đòi lên ngôi vua sẽ gây phản cảm đối với anh trai mình, Nguyễn Nhạc. Anh trai thứ Nguyễn Lữ của nhà Tây Sơn đóng vai trò hòa giải.
Quang Trung biết mình đang ở thế khó. Dân chúng miền Bắc trung thành với vua Lê vẫn còn nhiều. Chưa kể, chúa Trịnh có quân khắp nơi, chờ ngày phản kích. Một thiên tài quân sự như Quang Trung lại là một kẻ dốt nát về chính trị: sai người đóng giả mình sang Trung Quốc để bái kiến hoàng đế Trung Hoa. Người đóng giả này, đã quỳ lạy trước hoàng đế Càn Long.
Sử Tàu ghi là: Quang Trung nước Đại Việt quỳ lạy trước hoàng đế Càn Long, vào giờ đó, ngày đó tháng đó năm đó.
Vì sao Quang Trung phải sang Tàu quỳ lạy hoàng đế Càn Long? Bởi các quân sư tư vấn cho Quang Trung biết rằng mình đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Trong Nam, quân Gia Định của Nguyễn Ánh đặt mục tiêu tiến quân ra Bắc, tiêu diệt nhà Tây Sơn. Ở Nghệ An, dân Nghệ An nổi dậy, đòi phá hủy Phượng Hoàng Đài. Trên núi, tàn quân của chúa Trịnh đòi về lấy lại binh quyền. Vua Lê Chiêu Thống đang ở bên Tàu cũng ngày đêm khẩn khoản Càn Long, cho quân đem quân về Thăng Long lấy lại quê cha đất tổ. Một mình Quang Trung phải chọi giữa bao nhiêu tập đoàn quân sự. Cuối cùng, không còn cách nào khác, Quang Trung đã quỳ lạy trước hoàng đế Càn Long. Là ông ta quỳ hay người đóng thế quỳ thì cũng như nhau cả.
Tập đoàn Tây Sơn đã gây ra một vết nhơ quá lớn trong lịch sử dân tộc. Quang Trung chỉ làm tướng được chứ không làm vua được. Nguyễn Ánh bắt cả nhà Quang Trung như bắt một đứa trẻ. Tập đoàn Gia Định chỉ coi Tập đoàn Tây Sơn là giặc cỏ.
Bài viết đã được đưa vào sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com