
Các chaebol của Hàn Quốc không chỉ là các đại gia về kinh tế. Họ còn là những hướng đạo sư, dẫn dắn văn hóa cho xã hội nước Đại Hàn.
Steve Jobs lãnh đạo văn hóa ngành điện toán của nước Mỹ.
Lee Byung Chul lãnh đạo văn hóa ngành kỹ nghệ nhẹ nói chung của Hàn Quốc.
Giáo sư triết học nói chưa chắc dân đã nghe, vì giáo sư triết học đã phải dùng đến quá nhiều danh từ triết học chuyên môn, là những từ đại chúng không hiểu được. Song, dân nhìn vào ông chủ tập đoàn chaebol thì sẽ học theo.
Nói vậy không có nghĩa Lee Byung Chul, Steve Jobs không có chuyên môn triết học. Họ là những triết gia đại tài nhưng thầm lặng, dùng sản phẩm của mình để giáo dục dân chúng vô cùng lặng lẽ mà hiệu quả. Đây chính là tinh thần “hối nhân bất quyện” của Khổng Tử và Nhan Hồi thuở xưa.
Có những giáo chủ lập giáo gây nhầm lẫn cho dân chúng. Cho đến giờ, dân vẫn chưa biết được đi theo họ có được cứu rỗi hay không. Mặt bằng dân chúng thấp, không biết làm việc theo khoa học và theo tư liệu gốc, nên dễ bị dẫn lừa.
Dẫn dắt xã hội là chuyện rất khó khăn. Người ta thường nói đó là “Khuyên ông quần chúng.” Người dẫn dắt ắt sẽ bị ném đá.
Có thể nói, thời kỳ của các chaebol đã qua. Nhân loại bước vào giai đoạn buổi chợ chiều. Có thể sẽ không có chaebol mới nữa.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 21 tháng 07 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Chủ tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Ảnh: Steve Jobs bay sang Hàn Quốc gặp Lee Byung Chul. 1983.