Nhìn về nền giáo dục Nho giáo, tiếc về nền giáo dục hiện tại.

Ảnh 1: Sĩ tử Trung Hoa xưa. Ảnh tư liệu.

Trong nền giáo dục Nho giáo, một người không cần biết học ở đâu (học ở trường, ở thầy hay là tự học) đều được dự kỳ thi. Đề thi thường là một vài bài luận. Làm xong bài luận, ai đạt điểm cao nhất, người đó ra làm quan.

Nhờ vậy, Lương Thế Vinh mới đỗ trạng nguyên kỳ thi. Vua không tin, cho về nhà, sau này mới gọi ra làm quan.

Nền giáo dục Nho giáo hay ở chỗ, sự học của con người không bị gián đoạn. Bỏ học năm 18 tuổi, 40 tuổi đi học trở lại cũng được. Năm 36 ra làm kỳ thi đỗ trạng nguyên. Nói chung, không bó buộc thời gian.

Băn khoăn vụ nam sinh giỏi bị 0 điểm tiếng Anh vì ngủ quên. Chẳng lẽ thầy cô và bạn bè không ai nhắc nhở nó? Không phải là họ không quan tâm, mà là họ sợ phạm quy. Luật pháp quá nhiều mà không có tính nương tay nên ai ai cũng sợ. Ở quê tôi có chuyện như sau: Có em nọ cầm điện thoại vào phòng thi, bỏ trong túi quần. Thi xong, em lên nộp bài. Điện thoại reo, em móc điện thoại ra nghe xem ai gọi. Giám thị lập biên bản.

Nếu là văn hóa Do Thái, người ta bỏ qua cho nhau. Song văn hóa Việt Nam, sẽ lập biên bản nhau, mực đen giấy trắng, án tại hồ sơ. Cũng thấy mạng kêu ầm lên trách giám thị, nhỡ em ấy đột quỵ thì sao nhỉ?

Văn hóa Việt Nam, lúc đi thi các cụ thường cho ngậm sâm cho tỉnh. Giám thị, những người sinh trưởng trong bầu văn hóa đó, cứng ngắc, cũng không đánh thức thí sinh dậy làm bài. Thấy tai nạn ngoài đường cũng không dám đưa bệnh nhân vào viện, vì sợ người nhà bệnh nhân tưởng mình là người gây tai nạn và hành hung mình.

Bài viết đã được đem vào sách Triết lý giáo dục của nhà văn Tôn Phi.

Ảnh bìa sách Triết lý giáo dục của Tôn Phi và Nguyễn Việt Nhân.
Ảnh 2: Ảnh bìa sách Triết lý giáo dục của Tôn Phi và Nguyễn Việt Nhân. Bản quyền ảnh: Charlie.
Ảnh 3: Một phụ nữ đang đọc sách Triết lý giáo dục của nhà văn Tôn Phi. Bản quyền ảnh: Charlie.

6 comments

  1. Thí sinh môn Tiếng Anh ngủ quên, giám thị sợ rất nhiều:
    – Họ sợ động chạm lợi ích nhóm
    – Họ sợ áp lực bị kiểm điểm, nghị quyết… bằng văn bản hành chính vi Hiến Điều 119 Hiến pháp năm 2013.
    Thực tế không có bất cứ một cơ quan Tư pháp nào bảo vệ quyền việc làm hợp Hiến của giám thị tại Khoản 1 Điều 14, Điều 35 Hiến pháp năm 2013.

    Thích

  2. Tôn Phi trên đời vẫn có người tốt anh ạ, ko nên bi quan. Bố chồng em ko nhờ người dân họ thấy họ gọi công an đến giữ thì giờ đi lạc ko biết kẻ xấu làm gì rồi, vẫn phải hy vọng có người có tâm thôi
    Chị chúc em may mắn trong cuộc sống nha

    Thích

  3. Thực tế ngày nay ở việt nam không còn nguyên bản của xã hội chủ nghĩa cộng sản bởi thế giới đổi thay mà biến thể sang nên kinh tế thị trường. Còn những người gọi là đảng viên cộng sản phần lớn không biết nhiều về triết lý cộng sản, do việt nam là chế độ tàn dư chư hầu cộng sản ngoại lai còn sót lại và là đảng chiếm dụng quyền cai trị. Để có việc làm trong bộ máy cai trị và có thu nhập bất buộc phải tham gia làm thành viên của tổ chức đảng cai trị mới có thể có một ghế ngồi trong bộ máy cai trị mà thôi.

    Thích

  4. Nếu nói về giáo dục hãy nói từ gốc rễ bản chất là từ chế độ. Ko phải ko có tính nương tay mà ko có tính nhân văn, nhân bản trong đó.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s