
Kính thưa quý vị,
Hôm nay (07/08/2022), khi tôi ngủ trưa dậy, dưới con sông, hai thuyền ngư phủ đang kích điện đối với cá dưới sông.
Kích điện là dùng điện, nạp sẵn trong bình sức quy, dẫn qua một thanh kim loại. Điện rò xuống nước, truyền đến cá, cá chết, nổi trên mặt sông. Người thợ kích cá nhặt bỏ vào giỏ, tối trời đưa ra chợ bán cho các bà nội trợ mua về nhà nấu cho con ăn.
Chưa bao giờ nhân loại bế tắc như thế này. Thiên tai, địch họa, dịch bệnh gia tăng với tuần suất tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Vì không được trợ cấp đầy đủ, những người thợ bắt buộc phải vơ. Từ ví dụ những người kích cá điện, bạn đọc suy ra những ngành nghề khác, có khi còn tồi tệ hơn.
Với đà này, loài người sẽ khai thác cạn kiệt thiên nhiên, cho các nhu cầu có vẻ như chính đáng của mình. Về lòng tham con người, Nho giáo có dạy một câu rất hay: “Nhân dục vô nhai”. Nghĩa là, lòng tham không đáy. Ở thành phố càng dễ chết đói hơn ở nông thôn.
Ở góc độ người trên, chúng ta thấy người kích cá là làm chết thiên nhiên. Ở góc độ của người kích cá, họ phải làm như vậy, mới có tiền lo cho gia đình và con cái. Dân chủ, đa nguyên không giải thích nổi cho những người này, vì họ ở góc khác của cùng một vấn đề.
Vấn đề phân phối của cải trong xã hội sao cho đồng đều đến đây bế tắc. Các triết học thuyết hầu hết thất bại. Trong đó có những thuyết thất bại đậm xuất phát từ Tây Âu, do triết học Tây Âu là triết học chọn lọc. Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm viết về họ, dùng từ “quỷ Tây Dương”.
Người ta nói, nền văn minh nhân loại nên dừng lại ở văn mình nhà Đường bên Trung Hoa. Cũng có người khác nói rằng, nền văn mình của nhân loại có lẽ nên dừng lại ở chiếc xe đạp. Hoà giải hai anh nông dân thất học thì rất dễ. Hoà giải hai ông luật sư chữ nghĩa đầy mình thì rất khó.
Còn đâu những sự giàu có cách bình tĩnh mà Thế Lữ từng đề cập. Còn đâu những giờ phút thảnh thơi của nhân loại.
Con người đang trên đà khai thác cạn kiệt thiên nhiên. Ngoài Đức Chúa Trời ra, không ai hoà giải được những mâu thuẫn này, vì ngài là khởi nguyên của sự sống.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 07 tháng 08 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Góp ý và liên lạc: tonphi2021@hotmail.com