Từ nhiễu nhương đến thiên hạ đại loạn, thời đại của Nguyễn Du và thời đại của chúng ta, ước vọng tương lai- Tôn Phi.

Vào thời đại của Nguyễn Du, con người phân vân trước 3 tập đoàn quân sự: Lê Trịnh phía Bắc đang suy tàn, Tây Sơn mới lên nhưng quá non kém về văn hiến, tập đoàn Gia Long Nguyễn Ánh có lợi thế kỹ nghệ Tây phương và một nguồn tiếp vận dồi dào, và tranh thủ được lòng dân.

Thời đó, người Chăm-pa đứng ở ngã tư cuộc chiến. Tâm trạng của họ hết sức bơ vơ, không ai bảo trợ. Giống như tâm trạng của những cô bé cậu bé quê 18-19 tuổi khăn gói lên thành phố mưu sinh hiện nay. Sài Gòn Gia Định đủ chỗ cho những kẻ cơ hội tức thời nhưng cũng đủ sức chứa cho những bậc anh tài phát triển dài lâu.

Chưa bao giờ ước vọng phục hồi nhân phẩm cho con người lại lớn lao như ngày hôm nay. Vào mùa này, văn mình tin lành (bao gồm các tư tưởng Cơ-đốc nói chung) len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm của Đông Dương, mang đến nhiều tự do hơn và cũng nhiều thách thức hơn. Nguyễn Du một đời đi tìm đạo. Có nhiều người cũng cả đời đi tìm đạo, tìm đạo thật nào ngờ được đạo dối, cuối đời vẫn may mắn tìm được đạo thật.

Thời đại của chúng ta nguy ngập hơn thời đại Nguyễn Du, nơi không khí, môi trường nhiễm độc. Tai nạn va đập xảy ra khắp nơi. Nước biển dâng cao. “Các ngươi sẽ nghe nói về chiến tranh và tin đồn về chiến tranh.” Quả thật nhân loại đang ngồi trên đống lửa được lót sẵn bởi các tập đoàn quân sự chưa biết giờ nào sẽ bùng phát nếu không có triết lý giảng hoà.

Nơi đây rạn nứt trong các gia đình, các dòng họ xảy ra. Mâu thuẫn và bất hoà càng ngày càng nặng, tình hình ngày càng tồi tệ. Kim Định đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Lúc nào thì tự do, lúc nào phải tuân phục? Một tiếng chửi thề có thể phá hủy một gia đình.

Trong một lần trò chuyện, một hướng đạo sư nói rằng, nếu quỷ Satan đầu hàng thì nhân loại sẽ không mắc phải mùa tận thế. Bạn có cách nào ngăn Trịnh-Tây Sơn-Nguyễn Ánh ngừng đánh nhau không? Không. Cũng vậy. Cuộc giảng hòa giữa Thượng Đế và quỷ Satan sẽ không xảy ra bởi quyền lực-một khi đã cầm trong tay-lòng giận dỗi khiến nó không thể nhả ra được. Thế nên những ngày tới của bạn và tôi vô cùng gian khó. Sứ đồ Phao-lô, hội thánh của Đức Chúa Trời trong Cô-rinh-tô còn chịu được, còn như Nguyễn Du nhà nghèo mà còn lại đồng không thể nào chịu được. Việc làm ngày càng khó khăn. Quan hệ thầy trò, vua tôi, quan dân cần đặt lại kể tự đây.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 31 tháng 10 năm 2022.

Nhà văn Tôn Phi, tác giả sách Phân tích Truyện Kiều.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s