Tháng Mười một, nghĩ về nhà thơ Tô Thuỳ Yên.

Nhắc đến thời gian tồn tại ngắn ngủi của trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, không thể không nhắc đến một cái tên người cực kỳ đặc biệt: thi sĩ Tô Thuỳ Yên.

Tô Thuỳ Yên một bài thơ 10 năm tù. Nguyễn Chí Thiện một bài thơ 20 năm tù. Đặc biệt Tô Thuỳ Yên tài hoa đến nỗi chán đời. Ông Phật Thích Ca, một người như chúng ta có tổng kết một câu rất đúng: “Tìm căn nguyên sự khốn khổ của con người thì chỉ có phát điên.”

Tô Thuỳ Yên cùng trường, cùng khoa với tôi. Anh học văn học nhưng không tốt nghiệp. Lúc ra đi lính thì không muốn bắn. Sau này di tản sang Mỹ. So với các nhà thơ đương thời như Bùi Giáng hoặc các văn công ngoài miền Bắc thì Tô Thuỳ Yên nằm ở một trình độ cao hơn hẳn. Tại khoa tôi có thầy giáo nói nhỏ rằng đưa bài thơ Chiều trên phá Tam Giang của Tô Thuỳ Yên vào giảng đường.

Ta về một bóng trên đường lớn

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai

Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ

Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Một người rất đẳng cấp khác, tiến sĩ sử học Phạm Cao Dương tại Paris, lại thường hay trích dẫn bài thơ “Ta về” của thi sĩ Tô Thuỳ Yên. Bài thơ “Ta về” nói về sự bất công đến tột độ trên cuộc đời. Dư âm của Tô Thuỳ Yên còn chưa hết. Nó ảnh hưởng đến kể cả nhà lý luận đời sau, như kỹ sư Lê Văn Vinh, bạn tôi.

Tiếp thu được Tô Thuỳ Yên, lứa trẻ đời sau như chúng tôi có một ít sáng tạo. Nhìn tổng thể không ai được như Tô Thuỳ Yên đời trước nữa.

Tôi có xuất bản một số sách ra quốc tế. Dự án xuất bản sách. Trong đó tinh thần của Tô Thuỳ Yên có thể dùng một phần nào để giáo dục con trẻ. Mình biết dự án của mình chắc chắn thắng rồi nhưng lại không có tiềm lực để thực thi dự án, ít nhất ở trong giai đoạn này. Chỉ biết rằng nền văn hiến đang có đà tiến rất lớn. Trong số đó, tự hào có những con người tài hoa như Tô Thuỳ Yên.

Viết tại Thủ Đức, Sài Gòn, ngày 11 tháng 11 năm 2022.

Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Góp ý: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Ảnh: Hai bạn nhân viên & Giám đốc nhà xuất bản Sống Mới (Charlie ) đang giới thiệu sách Cùng học để giáo dục con trẻ, tác giả Nguyễn Đình Cống.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s