Tầm nhìn trị quốc của vua Gia Long triều Nguyễn.

Ảnh: Các bạn đang đọc sách Việt sử đại cương của tác giả Tôn Phi và tiến sĩ Phạm Cao Dương (Pháp). Mời đặt mua sách tại Tôn Phi.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước. Nhà Nguyễn nâng cấp từ “chúa” lên thành “vua”. Gia Long vẫn giữ đô tại kinh thành Phú Xuân, nay là thành phố Huế.

Gia Long là người ăn may, đáng lẽ chết trong tay tướng Tây Sơn nhưng được tướng Tây Sơn tha. Cái này cũng do Trời định. Gia Long đánh xong Tây Sơn thì lấy luôn vợ Tây Sơn, bất chấp đại thần ngăn cản. Trong văn hoá Việt Nam đó là điều cấm kỵ.

Công việc tiếp theo, tìm một con trai trong số các hoàng tử của Nguyễn Ánh để cho làm vua kế vị ông. Nguyễn Ánh muốn truyền ngôi cho Minh Mạng. Lê Văn Duyệt, tướng thân cận của Nguyễn Ánh, can ngăn rằng nhà vua không được truyền ngôi cho Minh Mạng. Vua không nghe. Lê Văn Duyệt vào nam.

Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đối mặt với một đất nước mục ruỗng. Không có thù trong giặc ngoài, vì danh tiếng của triều Nguyễn của cha ông đã vang lừng khắp thế giới. Minh Mạng đối mặt với các xã hội bất tuân.

Trong miền Nam, dân đổ xô đi theo đạo Chúa. Giáo hội Công giáo ào ào từ Pháp và các nước tràn qua. Dân Việt Nam lại không được học hành đầy đủ, thế cho nên chương trình đào tạo cử nhân khoa học có câu: “Công giáo là bán nước cho Pháp”.

Ngoài Bắc có bối cảnh phục Lê. Dân chúng nhìn trước ngó sau xem có tổ chức phò Lê nào không. Tất nhiên cứ hé đầu ra là quán quân nhà Nguyễn đuổi giết hoặc cầm tù. Cao Bá Quát, người văn hay chữ tốt nhất miền Bắc lúc bấy giờ là một ví dụ. Ông được phong làm quốc sư, trong một đảng phò Lê diệt Nguyễn. Cả đảng bị giết, trong đó có Cao Bá Quát, số còn lại tù đày.

Đến năm 2015, lúc chúng tôi đi học môn văn học cổ điển, ông giáo sư vẫn dạy rằng: “Công giáo bán nước cho Pháp.” Đủ biết rằng đẳng cấp của trí thức ta muôn đời không thể bằng trí thức Tây

Trong Nam, các làng đạo mọc ra. Rồi tâm hồn dân chúng hướng về đạo chứ không hướng về triều đình nữa. Đám quan lại trong triều đình Huế và vua Minh Mạng vô cùng tức tối, ban đầu là dẹp đạo, sau đó là diệt đạo. Thù hận này dâng lên quá cao. Đến đây người ta biết vì sao Lê Văn Duyệt can ngăn Gia Long Nguyễn Ánh không được truyền ngôi cho Minh Mạng. Nhưng sự đã muộn rồi. Lịch sử không có chữ nếu.

Vào thế kỷ XIII, cha con Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt đã cho phép tự do tôn giáo. Bên vương quốc Anh thì đã có thể chế lưỡng đầu chế, nơi vua đóng vai trò tượng trưng, thủ tướng nắm quyền điều hành. Minh Mạng bỏ lỡ cơ hội đưa Việt Nam thành đế chế. Diện tích đất đai so với thời vua cha Gia Long dần nhỏ lại. Tầm ảnh hưởng của Minh Mạng trong dân chúng không lớn.

Đến đời vua cuối cùng của nhà Nguyễn là đức Bảo Đại (tên thật Vĩnh Thụy) nằm trong hoàn cảnh quá éo le. Vua Bảo Đại có một lộ trình để đưa đất nước từ quân chủ sang Cộng Hoà. Nội các của vua Bảo Đại lúc ấy toàn các bậc anh tài hiền triết. Chẳng may do thời vận. Cơ nghiệp 300 năm triều Nguyễn đến đây là kết thúc.

Giả sử năm ấy Gia Long truyền ngôi cho hoàng tử Cảnh. Cậu bé được ăn học Tây phương có thể tổ chức đất nước thành các mô hình tương tự như Anh, Pháp đương thời. Hay ít nhất Cảnh cũng đưa được một nước Việt từ văn hoá cán bộ xã ấp lên văn minh. Lê Văn Khôi con trai nuôi Lê Văn Duyệt chết trong một cuộc phản loạn. Một người lãnh đạo giỏi thì người dân xem chiến tranh là tội ác man rợ. Bất luận lý do như các nước Bắc Âu hoặc Canada.

Viết tại Sài Gòn, ngày 23 tháng 11 năm 2022.

Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý: doanh@dslextreme.com.

2 comments

Bình luận về bài viết này