Vì sao Việt Nam khó có thể chạy đua kỹ nghệ xe hơi với Tây Âu?

Trước 1975, miền Nam Việt Nam có hãng xe La Da Lat. Hãng xe này khai tử (nói đúng hơn là tạm đóng băng) cùng chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. La Da Lat chưa bao giờ dám vỗ ngực xưng oai với Âu-Mỹ. Bản thân La Da Lat biết mình cũng không bao giờ có thể tự lập. Người Pháp đã tạo ra La Da Lat và nhiều năm chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho người Việt.

Trước đó, nước Pháp có một nền cơ khí huy hoàng, tuổi đời hàng trăm năm. Tháp Effel ở Paris, cầu Long Biên ở Hà Nội là các ví dụ.

Đào tạo kỹ sư sản xuất xe hơi là câu chuyện hàng trăm năm. Tại đại học Bách Khoa Hà Nội, trước kỳ thi, sinh viên ra mua tập phô-tô-cop-py để thi qua môn. Với một văn hóa mì ăn liền như vậy, bằng cấp đa số là bằng kém chất lượng. Cho nên mới có bài thơ của cô giáo Lam, hoặc thi sĩ Tản Đà, đại ý đất nước ngàn năm không chịu lớn.

Nhà báo Lê Trung Khoa ( Le Trung Khoa ) am hiểu kỹ nghệ ngành xe hơi tại Đức. Nơi đây tiêu chuẩn vô cùng khắt khe, kỹ sư Việt Nam không thể chơi được. Các hãng xe Đức có tuổi tác hàng trăm năm. Một anh chuyên làm mì gói như Vin Group, không có tích lũy tư bản, dường như không bao giờ có thể đua được với Mercedes, BMW.

Để làm được xe hơi, quốc gia phải có văn hoá tốt. Các hãng xe hơi là các chaebol. Với một văn hoá như ở Việt Nam hiện nay, văn hoá cán bộ xã ấp, rất khó để có sáng chế, phát minh.

Ngành công nghiệp ô-tô, một chiếc xe trước khi xuất xưởng phải thử đi, thử lại hàng trăm lần. Thế thì, không thể nào đốt cháy giai đoạn như mì ăn liền được.

Nước Đức có nền triết học vĩ đại. Những tên tuổi lớn như Immanuel Kant, Hegel. Triết học liên quan mật thiết đến cơ khí. Một đất nước với nền triết học phát triển cao độ thì mới có thể phát triển cơ khí. Vì sao chúng ta thấy các xe của Vinfast, đang chạy thì các bộ phận bị tháo ra? Vì triết học của Việt Nam không có căn bản.

Mối quan hệ giữa văn hoá và kỹ nghệ cơ khí là vô cùng mật thiết. Nhà triết học Nguyễn Huy Canh, tác giả sách “Hữu thể và tự do” tin rằng, khoảng 20 năm nữa Việt Nam có thể có chaebol về chế tạo xe hơi. Thời gian không thể gấp được, phải đợi 20 năm sau.

Bây giờ có một cách, theo tôi rất khả thi. Đó là phục dựng lại hãng xe hơi La Da Lat. Thế là chúng ta có hãng xe hơi với 60 năm lịch sử , quy tụ được nhiều anh tài nội địa cùng bắt tay vào làm chiếc xe với lòng yêu nước đầu tiên.

Việt Nam, ngày 17 tháng 06 năm 2022.

Bài viết đã được đưa vào sách Hàn Quốc, kỷ nguyên của các chaebol của tác giả Tôn Phi.

Tôn Phi (Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

8 comments

Gửi phản hồi cho Tai Nguyen Xuan Hủy trả lời