
Bằng con đường xâm lược mềm, thiên triều Trung Hoa kiểm soát kinh tế Việt Nam. Ngồi trong đại siêu thị ở Sài Gòn, họ có thể điều khiển mua-bán nông sản ở Bình Thuận, Đăk Lăk và nhiều tỉnh thành khác.
Ví dụ, trong ngành trồng thanh long, Trung Quốc muốn gia thanh long tăng giảm bao nhiêu là trái sẽ tăng giảm bấy nhiêu. Lúc nào không vui, họ hạ giá đồng loạt. Nhà nông điêu đứng, đốn bỏ cây thanh long mất bao nhiêu năm chăm bẵm.
Lãnh đạo các địa phương thường không phải là dân trí thức. Vì vậy, họ rất dễ bị tiểu thương Trung Quốc lừa.
Khác với Trung Quốc, đồng tiền rải đều các tỉnh, thì ở tại Việt Nam, đồng tiền chỉ tập trung ở Sài Gòn, Hà Nội,…và điều này tự làm mình nguy hiểm nếu Trung Quốc bóp-thả dòng tiền.
Về lúa gạo, khó thao túng hơn. Trung Quốc đánh sập vựa lúa gạo của Việt Nam bằng cách chặn dòng sông Mê-kông. Đến đây thì không ai đỡ được. Ngoài ra, Trung Quốc còn có chính sách ép nông dân Việt Nam bán ruộng lấy tiền, rồi lấp ruộng xây nhà máy. Sản lượng nông nghiệp của miền Nam Việt Nam mỗi năm một giảm. Đến khoảng 10 năm nữa sẽ không đủ để nuôi dân. Dường như không còn cách nào khác, phải chấp nhận làm chư hầu cho thiên triều Trung Hoa, nếu giữ tình hình như hiện tại.
Trung Quốc tạo ra một câu chuyện ‘Vương quốc trung tâm’ gắn kết ở viễn Đông châu Á. Họ có đủ thực lực để làm điều đó.
Thiên triều Trung Hoa thực sự ghê gớm. Ghê gớm hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Ai nấy lo giữ mạng mình.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 04 tháng 05 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Hay lắm anh
ThíchThích